Chu kỳ kinh nguyệt của bạn bình thường hay bất thường?

Bạn vừa đến tuổi dậy thì hay đã có kinh nguyệt được nhiều năm nhưng vẫn còn nhiều thắc mắc về chu kỳ kinh nguyệt mà không biết hỏi ai? Thử tham khảo những câu hỏi thường gặp về chu kỳ kinh nguyệt dưới đây nhé. 

Hiện tượng kinh nguyệt

1/ Có đáng lo không khi thỉnh thoảng mình mới thấy kinh nguyệt dù hiện tại mình không mang thai?

Đừng buồn phiền nếu kỳ nguyệt san của bạn không xuất hiện liên tục. Tiến sĩ Mary Jane Minkin – giáo sư lâm sàng về phụ sản tại Đại học Yale – cho biết: Nhiều bạn gái gặp tình trạng mất ít nhất một kỳ kinh nguyệt một năm. Lý do của hiện tượng rối loạn kinh nguyệt này nghe có vẻ thích đáng nhất chính là stress, vì nó có thể gây trở ngại cho quá trình phóng thích các hormone làm rụng trứng.

Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bạn không hề có thai nhưng vẫn không thấy kỳ nguyệt san trong 4 tháng hay thậm chí lâu hơn. “Những căn bệnh như hội chứng buồng trứng đa nang (thiếu cân bằng hormone do sản xuất testosterone thái quá) hoặc rối loạn giáp trạng đều có khả năng gây ra cản trở sự rụng trứng, khiến kinh nguyệt không đều“. Bác sĩ có thể sẽ kê thuốc kích thích buồng trứng để bạn có khả năng thụ thai trở lại.

2/ Tiêu chảy luôn xuất hiện ngay trước chu kỳ kinh nguyệt là bình thường hay bất thường?

Tiêu chảy trong giai đoạn tiền kinh nguyệt có thể có nguyên do từ prostaglandin, một hóa chất được phóng thích suốt những ngày “đèn đỏ” của bạn. “Nó làm thành tử cung co lại (nguyên nhân gây vọp bẻ) khiến ruột cũng bị tác động tương tự”, tiến sĩ Minkin giải thích.

“Có người người sản xuất nhiều prostaglandin hơn, trong khi một số người khác chỉ nhạy cảm hơn với nó”. Tuy nhiên, đã có biện pháp khắc phục cho các bạn gái: Dùng 2 liều ibuprofen trong 1 hoặc 2 ngày trước khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu. “Thuốc sẽ cản trở quá trình sản xuất hóa chất này của cơ thể”.

3/ Tình trạng kinh nguyệt của mình chảy nhiều đến nỗi đầm đìa băng vệ sinh có bình thường không?

Nếu tình trạng trên diễn ra trong vài tháng liền có thể làm bạn mất một lượng máu khoảng 38 lít.  Đây có thể là dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung (khi niêm mạc tử cung phát triển trong hố chậu) hoặc u xơ, tức các khối u bám trên thành tử cung. Cả 2 bệnh này đều có khả năng gây vô sinh nếu không được điều trị kịp lúc.

Lời khuyên là bạn nên đi khám phụ khoa ngay. Theo giáo sư Minkin, bạn cần siêu âm và xét nghiệm máu để đảm bảo không có nguy cơ bị thiếu máu. Thuốc tránh thai có thể giúp giảm nhẹ tình trạng trên nhưng trong các trường hợp nặng, bác sĩ sẽ phẫu thuật để sửa đổi lớp niêm mạc của tử cung hoặc cắt dòng máu chảy đến các khối u.

4/ Xuất huyết giữa hai chu kỳ kinh nguyệt có bình thường?

Bạn cần chú ý đến thời điểm và lượng máu chảy. Bác sĩ Loren Frankel của phòng khám Palmetto Women’s Health tại Mount Pleasant, Nam Carolina cho biết: Xuất huyết bình thường xảy ra giữa chu kỳ và kéo dài trong khoảng 1 ngày-. Tuy nhiên, nếu về cơ bản bạn thấy chu kỳ kinh nguyệt thứ hai mỗi tháng hoặc bị xuất huyết kèm theo các cơn chuột rút nặng, có thể là bạn đã bị u nang buồng trứng. Làm siêu âm sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng của bạn tốt hơn. U nang thường tự biến mất, nhưng một số trường hợp thì cần được phẫu thuật để cắt bỏ khối u.

Tóm lại, các bạn gái cần theo dõi sát sao chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của mình để nhanh chóng phát hiện những điểm bất thường để có thể tìm ra nguyên nhân và kịp thời điều trị trong trường hợp là bệnh nguy hiểm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *