Có kinh nguyệt sớm và nguy cơ trầm cảm ở trẻ vị thành niên

trầm cảm ở trẻ vị thành niên
trầm cảm ở trẻ vị thành niên

Theo nghiên cứu của ĐH Bristol của Anh, các bé gái có kinh nguyệt sớm (trước 11,5 tuổi) dễ có các triệu chứng trầm cảm ở tuổi vị thành niên hơn so với những trẻ có chu kỳ kinh nguyệt sau 13,5 tuổi.
 Các nhà nghiên cứu, đứng đầu là tiến sĩ Carol Joinson thuộc Trường Y học Xã hội và Cộng đồng, ĐH Bristol ở Anh cho biết nghiên cứu này hỗ trợ giả thuyết rằng các bé gái dậy thì sớm hơn những trẻ cùng độ tuổi dễ bị tổn thương tâm lý hơn.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét các mối liên quan giữa thời điểm bắt đầu có KN và các triệu chứng TC ở 2.184 bé gái tham gia vào Nghiên cứu theo chiều dọc về cha mẹ và con cái. Đây là nghiên cứu dựa trên cộng đồng đang được tiến hành, tìm hiểu về các ảnh hưởng môi trường và các ảnh hưởng khác đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Các bé gái phải hoàn thành Bảng hỏi ngắn về Tâm trạng và Cảm xúc lúc tuổi 10,5 tuổi và làm lại lúc 13 và 14 tuổi.

Nghiên cứu cho thấy rằng các bé gái có KN sớm có mức độ triệu chứng TC cao nhất ở độ tuổi 13 (p=0,007) và 14 (p<0,001), so với những bé bắt đầu có KN ở độ tuổi thông thường và muộn. Các bé gái bắt đầu có kinh nguyệt sau 13,5 tuổi có mức độ triệu chứng TC thấp nhất.

Thậm chí sau khi xem xét các yếu tố nguy cơ chia sẻ đã được thiết lập về triệu chứng TC và có KN sớm hơn, bao gồm thừa cân, vẫn có bằng chứng về mối liên quan độc lập giữa có KN sớm và các triệu chứng TC.

Các nhà nghiên cứu viết: “Điều này là đáng chú ý, các bé gái có KN sớm bắt đầu gia tăng mức độ triệu chứng TC sớm nhất từ cuối lứa tuổi nhi đồng (10,5 tuổi) tới đầu tuổi vị thành niên (13 tuổi) so với các nhóm khác, song giữa 13 và 14 tuổi không có sự phân kỳ nào thêm nữa về mức độ triệu chứng giữa nhóm thông thường và nhóm khởi phát sớm”.

Các nhà điều tra lưu ý rằng sự chuyển đổi sang tuổi dậy thì là một giai đoạn phát triển quan trọng, có liên quan với nhiều thay đổi sinh học, nhận thức và xã hội. Bao gồm gia tăng xung đột với cha mẹ, phát triển các mối quan hệ tình cảm, thay đổi về hình ảnh cơ thể và nồng độ hormon dao động.

Tiến sĩ Joinson cho biết: “Nếu các bé gái dậy thì sớm có nguy cơ cao hơn bị các vấn đề về tâm lý ở tuổi vị thành niên, có thể trợ giúp họ bằng các chương trình dựa trên nhà trường và gia đình nhằm can thiệp và phòng ngừa sớm”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *