Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt gây ra không ít lo lắng cho những bạn gái đang tuổi dậy thì nhưng rối loạn kinh nguyệt có phải là bệnh? Mỗi khi chu kỳ kinh nguyệt không đều, nàng nào cũng bắt đầu lo lắng đủ kiểu, nào là kinh nguyệt không đều làm sao biết có thai, (nếu trước đó lỡ “vượt rào”), không biết mình có đang mắc bệnh nào nghiêm trọng hay không. Các bạn nữ có thể làm gì để khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt? Tham khảo ngay bài viết sau để hiểu về bản chất và cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt bạn nhé! 

Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì là gì?

Từ khi dậy thì đến năm 18, 20 tuổi, chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái thường ít khi ổn định. Đây được gọi là sự rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì. Có khi 2 – 3 tháng bạn mới “dính” một lần, hoặc có tháng có kinh đến 2, 3 lần. Trong giai đoạn dậy thì, tính chất kinh nguyệt của bạn gái cũng có thể chưa đều, vòng kinh có thể dài 2-3 tháng, và mỗi lần có kinh có thể ra máu rất nhiều và kéo dài. Nguyên nhân kinh nguyệt không đều là do buồng trứng hoạt động chưa ổn định nên có những vòng kinh có rụng trứng và những vòng kinh không rụng trứng.

Trong những vòng kinh không rụng trứng, có sự thiếu hụt progesterone dẫn đến biểu hiện chu kỳ kinh nguyệt dài, và khi có kinh thì ra huyết nhiều hoặc kéo dài. Tình trạng này được gọi là rong kinh rong huyết tuổi dậy thì.


Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì


– Chu kỳ kinh nguyệt không đều: vòng kinh chỉ kéo dài vài ngày, hoặc vòng kinh thưa: 2, 3 tháng 1 lần, vô kinh, tắc kinh (sau 18 tuổi vẫn chưa có kinh)

– Máu kinh không bình thường: ra quá nhiều hoặc ít hơn 20ml, máu vón cục, máu có màu đen,…

– Số ngày có kinh bất thường: hơn 7 ngày hoặc rong huyết xuất hiện đột ngột, không theo chu kỳ

– Những biểu hiện rối loạn kinh nguyệt khác: đau bụng kinh dữ dội, nôn mửa, chóng mặt, tiêu chảy, ngất xỉu,…

Khi nào rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì nguy hiểm?

Có những trường hợp rối loạn kinh nguyệt rất nặng, gây thiếu máu cấp hoặc thiếu máu mãn làm ảnh hưởng tới trí nhớ, sự tập trung, dẫn tới giảm chất lượng học tập của em gái. Do đó bạn gái nên đi khám sớm tại các phòng khám để điều trị kịp thời bằng cách bổ sung thêm progesterone và chờ đợi sự hoạt động của buồng trứng ổn định.

Ngoài ra, một số trường hợp các bé gái có tình trạng rong kinh, rong huyết là do có các bệnh lý về huyết học như xuất huyết giảm tiểu cầu, thiếu yếu tố đông máu…

Nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt này kéo dài, hoặc rong huyết gây ảnh hưởng đến sức khỏe, các bạn cần phải được đưa đi khám phụ khoa xem có bị bệnh gì không. Việc làm này rất cần thiết cho việc tìm nguyên nhân gây chứng cường kinh, rong kinh. Việc điều trị hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh (như u xơ tử cung, rối loạn nội tiết, bệnh về máu…).

Bạn đã hiểu được nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ? Nếu có những biểu hiện báo hiệu bệnh lý thì bạn nên nhanh chóng đến các bệnh việc và phòng khám phụ khoa uy tín để tìm hiểu và chữa trị kịp thời bạn nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *